Nghệ nhân nấu Phở – Vũ Ngọc Vượng

Thành quả và sự khác biệt – Nghệ nhân ẩm thực VŨ NGỌC VƯỢNG đã từng được Tập đoàn ACCOR và khách sạn Sofitel Metropole trao Giải Nhất trong hội thi nấu PHỞ đầu tiên (năm 2006)

Những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên không thể tự hình thành nên món PHỞ ngon như vậy mà phải cần những người nấu PHỞ (hay đầu bếp của PHỞ) khéo léo và yêu nghề. VŨ NGỌC VƯỢNG (chủ của hệ thống nhà hàng PHỞ NGỌC VƯỢNG tại Việt Nam) là một trong những người như thế để góp phần đưa PHỞ trở thành món ăn kỳ diệu.

Đầu năm 2006, NGỌC VƯỢNG đã vượt qua hàng chục nghệ nhân ẩm thực danh tiếng hàng đầu để đoạt Giải Nhất của hội thi nấu PHỞ uy tín lần đầu tiên được tổ chức (bởi Tập đoàn hàng đầu thế giới ACCOR và khách sạn quốc tế danh tiếng Sofitel Metropole, tại Hà Nội) nhằm quảng bá và tôn vinh nghề PHỞ của Việt Nam.

Cuối năm 2006, NGỌC VƯỢNG đã được tín nhiệm để phục vụ món PHỞ (liên tục trong gần 2 tuần) cho đông đảo các đại biểu, quan chức cao cấp và thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 ở Hà Nội của tổ chức Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ngay tại các nhà hàng PHỞ NGỌC VƯỢNG.

Năm 2008, NGỌC VƯỢNG cũng hệ thống nhà hàng PHỞ NGỌC VƯỢNG đã lẫn đầu tiên trực tiếp trình diễn và chiêu đãi bữa tiệc đứng (buffet) chuyên về PHỞ bò với khoảng 40 thành phần khách dành cho hơn 100 thực khách, các chuyên gia ẩm thực Việt Nam và quốc tế trong chương trình tọa đàm “Con đường PHỞ” do Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức.

Đầu năm 2013, NGỌC VƯỢNG và các công sự đã được Quân chủng Hải quân Việt Nam trao huy hiệu danh dự “Chiến sĩ Trường Sa” và kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo” sau khi trực tiếp phục vụ và trao tặng gần 1.000 bát PHỞ cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ngay trên quần đảo Trường Sa trước sự chứng kiến của các lãnh đạo Quân chủng Hải quân, thành phố Hà Nội và các Ban, ngành của Trung ương.

Cuối năm 2013, NGỌC VƯỢNG đã được trao tặng bằng khen và kỷ niệm chương danh dự như là một trong những thành viên đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của Liên hiệp các tổ chức UNESCO Việt Nam trong 20 năm vừa qua (1993 – 2013).

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *